4 Nguyên nhân gây hói đầu và cách điều trị

Bệnh hói đầu là một dạng rối loạn tự miễn dịch phổ biến có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ, nhưng phần đa thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn, khiến cho tóc rụng nhiều, xuất hiện những mảng da đầu bị trống. Đây cũng chính là “nỗi ám ảnh” đối với nam giới. Bệnh hói đầu, theo chúng ta nghĩ thường xảy ra khi bạn đã trưởng thành hoặc lớn tuổi. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bệnh là người dưới 30 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về các nguyên nhân gây hói đầu và các phương pháp điều trị hiệu quả.

1.Bệnh hói đầu là gì?

Bệnh hói đầu là một hiện tượng khá phổ biến và dễ dàng nhận thấy khi tóc mọc không đều, là một dạng bệnh tự miễn dịch mà trong đó hệ miễn dịch sẽ tấn công các nang lông trên da đầu gây viêm, dẫn đến tình trạng rụng tóc, có nhiều mảng rụng tóc ở da đầu. Tóc sẽ rụng trong phạm vi những mảng nhỏ trên

Bạn biết gì về bệnh hói đầu

da đầu (khoảng ¼). Đối với phần đa những người bị hói đầu, rụng tóc không gây nguy hiểm nhưng sẽ làm mất đi thẩm mỹ cho mái tóc, gây nên cảm giác mất đi sự tự tin vốn có trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Có một số người, bệnh hói đầu có thể dẫn đến tình trạng tóc rụng hoàn toàn trên toàn bộ da đầu,và thậm chí có một số trường hợp nặng hơn, bệnh sẽ gây rụng lông toàn thân gây ra tình trạng khó chịu, mất đi khả năng tự nhiên giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày sẽ khó khăn hơn rất nhiều..

2.Nguyên nhân gây hói đầu là gì?

Theo như chúng ta thấy thì hói đầu có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới, và căn bệnh này có yếu tố di truyền, bởi vậy trong gia đình bạn chỉ cần có người bị mắc chứng bệnh này thì nguy cơ bạn mắc phải căn bênh này là rất cao khi lớn tuổi. Tuy nhiên, hói đầu có thể sớm hơn khoảng 20, 30 hoặc cũng có thể là 40 tuổi. Ngoài tác động của di truyền thì còn có một số nguyên nhân khác như là: stress, chế độ ăn uống không đủ chất, do dùng thuốc hay sau khi ốm dậy.

Bệnh hói đầu từ đâu mà ra?

Do hoocmon DHT (Dihydrotestosterol): Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hói đầu, đây là một phản ứng hóa học tự nhiên trên da đầu, nó kích thích hoocmon giới tính tiếp xúc với các tuyến dầu trên nang tóc. Những tuyến dầu này chứa enzim gần giống hoocmon giới tính. Khi phản ứng hóa học này xảy ra sẽ chuyển thành DHT và sau đó các DHT này tác động ngược lại vào các nang tóc làm chúng co lại. Việc này làm cho các lớp màng bảo vệ da đầu sẽ dày hơn và ngăn cản sự truyền máu đến các mao mạch. Các nang tóc dưới da đầu do quá trình thiết lập các sợi tóc mới bị trì hoãn, số lượng tóc ít đi không có tóc mới mọc lên dẫn đến tình trạng hói đầu.

Do di truyền: Trên toàn thế giới có khoảng 95% nam giơi rụng tóc là do di truyền từ cha sang con, khi trưởng thành họ bắt đầu có dấu hiệu rụng tóc. Nếu như nguời cha bị hói đầu thì 100% là người con sẽ mắc căn bệnh này, đó là điều không thể tránh khỏi. Chẳng qua là ở mức độ nặng hay nhẹ mà thôi?

Do stress: Khi áp lực trong cuộc sống, công việc quá nhiều làm cho bạn căng thẳng thì lúc này cơ thể bạn sẽ sinh ra các hoocmon làm rối loạn quá trình vận chuyển máu, từ đó làm chậm quá trình phát triển của tóc, dẫn đến rụng tóc và hói đầu.

Do nội tiết tố: Đây là những phản ứng hóa học tự nhiên, nó kích thích hoocmon giới tính tiếp xúc với tuyến dầu trên nang tóc, làm chậm quá trình mọc tóc dẫn đến hói đầu.

Thuốc: Chính vì sử dụng các loại thuốc như thuốc chống suy nhược, các loại thuốc chứa nhiều vitamin A, chữa bệnh gout và các trị liệu hóa học sẽ làm tóc rụng bất thường dẫn đến hói đầu.

Mua hàng Đinh Hương Nhu

Một số nguyên nhân khác gây hói đầu như thiếu sắt, nấm da đầu, tiểu đường, bệnh lupus, vì những bệnh này làm cho da đầu bị nhiễm khuẩn làm cho tóc không thể mọc lên được gây hói đầu.

3.Cách điều trị bệnh hói đầu

Cách điều trị hói đầu hiệu quả

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp trị dứt điểm bệnh hói đầu, có chăng thì cũng chỉ là làm thuyên giảm tình trạng này khoảng 70% mà thôi.

  • Dạng điều trị phổ biến nhất đối với bệnh hói đầu là sử dụng corticosteroid – một loại thuốc chống viêm cực mạnh có thể ngăn chặn những tổn thương ở nang lông mà hệ thống miễn dịch gây ra. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp những loại thuốc này hoặc thoa thuốc mỡ vào những vùng da đầu bị hói, hoặc một cách khác là kê đơn cho bạn uống.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác để thúc đẩy sự phát triển của tóc hoặc tác động đến hệ miễn dịch. Các loại thuốc này bao gồm Minoxidil, Anthralin, SADBE và DPCP. Nhiều người sẽ thay thế bằng các liệu pháp điều trị như châm cứu và xoa bóp bằng dầu thơm.

Bên cạnh vẻ đẹp thẩm mỹ, tóc còn có chức năng bảo vệ da đầu chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài. Bởi vậy khi bị hói đầu bạn cần phải bảo vệ da đầu của mình thật cẩn thận:

  • Thoa kem chống nắng khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Đội mũ nón, tóc giả và khăn choàng để bảo vệ da đầu khỏi ánh mặt trời hoặc để giữ ấm;
  • Thoa thuốc mỡ bên trong mũi để giúp giữ lớp màng niêm dịch luôn ẩm ướt và bảo vệ chống lại các vi khuẩn bên ngoài – thay thế cho chức năng của lông mũi đã bị rụng.

Ngoài ra nếu không còn cách chữa trị nào nữa thì bạn chỉ còn giải pháp cuối cùng là sống chung với hói đầu. Hãy chuẩn bị tinh thần trước sự ngạc nhiên của mọi người, từ gia đình, bạn bè, người thân. Nhiều người không khéo sẽ khen bạn có một phong cách độc lạ, mới mẻ. Chính bạn cũng thấy có nhiều nghệ sỹ sở hữu đầu đinh, rất lạ và cá tính. Vào mùa đông banj nên sử dụng một chiếc mũ thật là ấm để duy trì thân nhiệt. Hãy cạo hết tóc đi nếu tóc không thể mọc.

Sau bài viết này, mong rằng bạn đã biết rõ về các triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hói đầu để có được mái tóc dày và đẹp nhé!

1
Bạn cần hỗ trợ?