Rụng tóc nhiều có dẫn đến bệnh ung thư không?

Nhiều người sẽ rất bất an và lo lắng khi thấy tóc mình rụng nhiều mà không rõ nguyên nhân từ đâu, vì họ sợ rằng mình mắc phải một căn bệnh ung thư gì đó. Vậy tình trạng tóc rụng nhiều có dẫn đến bệnh ung thư hay không? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên! Đừng bỏ qua nhé.

1. Rụng tóc là gì? Nó có đáng lo ngại hay không?

1.1. Khi nào thì tình trạng rụng tóc trở nên bất thường?

Trung bình mỗi ngày tóc sẽ có khoảng 30 – 60 sợi tóc cũ rụng và những sợi tóc con sẽ mọc lại vào những chỗ bị rụng đó. Và số lượng tóc trên đầu sẽ được bảo toàn nguyên vẹn, thì đây là quá trình rụng tóc sinh lý.

Tuy nhiên, trường hợp rụng tóc nhiều không kiểm soát thì đây là tình trạng rụng tóc bệnh lý. Lúc này, bạn sẽ dần cảm thấy da đầu thưa tóc hơn và có nguy cơ hói đầu. Rụng tóc bệnh lý có các dấu hiệu sau đây:

– Tóc rụng hơn 100 sợi một ngày, và rụng liên tục trong một khoảng thời gian dài.
– Tóc rụng theo mảng.
– Tóc rụng nhưng tóc con không mọc thay thế tóc cũ hoặc mọc rất ít.
– Tóc rụng kèm da đầu bị bong tróc.

1.2. Nguyên nhân gây nên rụng tóc

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc. Một trong số đó là do:

– Do căng thẳng
– Thiếu máu
– Mất cân bằng hormone
– Các bệnh làm suy giảm chức năng chuyển hóa của cơ thể như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, vảy nến, giang mai,…
– Do sử dụng một số thuốc gây tác dụng phụ rụng tóc, do hóa chất
– Do thiếu dinh dưỡng: thiếu các vitamin thiết yếu như A, D, E, K,.. đặc biệt là vitamin H (Biotin); thiếu protein,..
– Thừa vitamin A
– Do các bệnh da đầu: nấm da đầu, vảy nến, viêm nang lông da đầu…

1.3. Rụng tóc có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư?

Theo thực tế thì rụng tóc nhiều không phải là dấu hiệu của bệnh ung thư, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho điều này cả. Thường các trường hợp rụng tóc có liên quan đến bệnh ung thư thì nguyên nhân chủ yếu là do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị), do căng thẳng kéo dài hoặc do thiếu dinh dưỡng, …

2. Người bị ung thư thường rụng tóc khi nào?

2.1.Những thời điểm người bệnh ung thư thường bị rụng tóc

Ngoại trừ ung thư da đầu, các bệnh ung thư khác đều không có dấu hiệu rụng tóc. Phần nhiều các trường hợp rụng tóc có liên quan đến bệnh ung thư đều do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như: hóa trị, xạ trị, hoặc do căng thẳng kéo dài hoặc do thiếu dinh dưỡng, …

Các biện pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị,… rất tốt trong việc tiêu diệt tế bào ung thư, tuy nhiên không thể tránh khỏi việc chúng tiêu diệt cả các tế bào lành. Các tế bào lành bị ảnh hưởng nhiều nhất là các tế bào có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh của cơ thể như tế bào biểu bì, lông, móng,…. Do đó, một trong nhưng tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư trên là gây ra rụng tóc bệnh lý.

Mua hàng Đinh Hương Nhu

Một số loại thuốc chống ung thư dây ra rụng tóc nhiều có thể kể ra như: cyclophosphamide, doxorubicin, docetaxel, cisplastin,…

Do căng thẳng kéo dài

Đa phần các bệnh nhân bị ung thư mang tâm lý suy sụp vì cho rằng bệnh ung thư không thể trị được. Một số bệnh ung thư (ung thư dạ dày giai đoạn cuối, ung thư xương, ung thư phổi,…) gây nên cơn đau nặng và kéo dài. Những điều trên khiến cho bệnh nhân bị ung thư luôn sống trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rụng tóc.

Thiếu dinh dưỡng

Một số căn bệnh ung thư (đặc biệt là các bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư ruột, …) có thể gây ra hiện tượng chán ăn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa hoặc sự hấp thu dinh dưỡng ở người bệnh. Điều này dẫn đến việc bệnh nhân ung thư thiếu hoặc suy dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng kém này có thể khiến tóc trở nên yếu, dễ gãy rụng.

3 .Đặc điểm của tóc rụng do điều trị ung thư

Khi sử dụng thuốc hay các biện pháp để điều trị ung thư, tóc thường sẽ không rụng ngay lập tức. Đa phần tóc sẽ rụng bắt đầu rụng từ sau vài tuần và có xu hướng tăng dần khi tiếp tục điều trị.

Lượng tóc rụng tùy thuộc cơ địa của từng người, vào loại thuốc hay biện pháp đang sử dụng, chế độ chăm sóc – dinh dưỡng của bệnh nhân. Riêng với xạ trị, chỉ vùng lông tóc bị chiếu tia xạ mới bị ảnh hưởng.

Kết thúc quá trình điều trị, tóc sẽ bắt đầu mọc lại sau khoảng từ 1 đến 3 tháng tính từ lúc hóa trị kết thúc. Tóc mọc lại thường thô và khô hơn tóc cũ. Tuy nhiên, với liều hóa trị, xạ trị quá cao thì có thể tóc không mọc trở lại được nữa.

1
Bạn cần hỗ trợ?